RẦY XANH, RẦY BÔNG HẠI SẦU RIÊNG

Cách nhận biết và xử lý rầy nhảy gây hại trên cây sầu riêng

 

Rầy nhảy hay còn gọi là rầy xanh là loại côn trùng gây hại nguy hiểm trên cây sầu riêng. Chúng phát triển và gây hại vào tất cả các giai đoạn nhưng tấn công mạnh nhất vào thời điểm cây ra đọt non làm cháy lá, rụng lá non hàng loạt, khiến cành trơ trọi.

Rầy nhảy có tên khoa học là Allocaridara maleyensis (Chadila Unhawuti) thuộc họ Psyllidae, Bộ Homoptera. Chúng xuất hiện phổ biến ở các vườn trồng sầu ở các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan.

1. Đặc điểm của rầy nhảy gây hại sầu riêng

1.1 Đặc điểm hình thái

Rầy nhảy trưởng thành có kích thước khoảng 3-4mm, cơ thể màu vàng nhạt, cánh trong suốt.


Rầy nhảy trưởng thành

Trứng có màu vàng nhạt, hình bầu dục có một đầu hơi nhọn, kích thước rất nhỏ, khoảng 1mm. Trứng được đẻ thành từng ổ từ 12-14 trứng ở trong mô lá non còn xếp lại chưa mở ra. Có thể quan sát thấy trứng nếu đưa lá non về phía ánh sáng.

Rầy non có 5 tuổi, tuổi 1 có màu vàng và di chuyển rất chậm. Sang tuổi 2, trên cơ thể bắt đầu phủ một lớp sáp màu trắng và có một ít lông tơ màu trắng ở phần cuối bụng. Từ tuổi 3 trở đi cơ thể có các sợi sáp trắng như bông gòn rất dài ở cuối đuôi. Từ tuổi 2 đến tuổi 5 ấu trùng di chuyển rất nhanh khi bị động.

Rầy non hay còn gọi là rầy phấn trắng
Rầy phấn trắng trên lá sầu

1.2 Đặc điểm sinh thái

Rầy trưởng thành thường sống tập trung mặt dưới lá, chúng đẻ trứng trong mô lá non và có thể sống tới 6 tháng. Rầy non (ấu trùng) tập trung trong các lá non còn xếp lại chưa mở ra.

Rầy thường tập trung dưới mặt lá

Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại cho cây sầu riêng bằng cách chích hút nhựa của lá non, vì thế chúng thường có mật số rất cao trong các đợt cây ra đọt non lá non. Rầy di chuyển rất linh hoạt, khi bị động chúng sẽ nhảy sang các lá khác.

2. Cách nhận biết và tác hại của rầy nhảy

1.3 Biểu hiện gây hại

Lá bị rầy chích hút ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, sau đó mép lá bị cháy xoăn lại, khô dần và rụng, đôi khi chỉ còn trơ lại cành bị khô chĩa lên trời.

 

Lá sầu riêng bị rầy nhảy chích hút làm mép lá cháy xoăn

  1. Ngọn cây rụng lá trơ trọi

Hiện tượng cháy khô lá và rụng khi bị rầy nhảy chích rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cây trồng khác như thán thư hay táp nắng, nhiễm mặn.

Ngoài ra, trong quá trình sinh sống, rầy nhảy còn tiết ra các chất là môi trường rất tốt cho nấm bồ hóng phát triển phủ đen bề mặt lá ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.

Nấm bồ hóng trên lá

2.2 Tác hại của rầy nhảy

Cây trồng bị rầy nhảy gây hại thường phát triển kém, lá nhỏ, cháy mép, rụng hàng loạt. Các đọt non khô dần khiến cành trơ trọi.

Các vết thương do rầy chích hút sẽ tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh đốm lá vi khuẩn,…

Nếu rầy gây hại trong thời kỳ ra hoa sẽ khiến hoa rụng, không thể đậu trái ảnh hưởng đến năng suất của mùa vụ.

Đọt non sầu riêng bị rầy chích hút sẽ kém phát triển


Vết chích của rầy tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công

3. Cách xử lý rầy nhảy gây hại

Biện pháp xử lý:

Rầy nhảy tấn công từ khi lá còn chưa mở đến khi lá đã thành thục thì rầy không gây hại mạnh nữa. Do đó bà con cần cho phun từ khi cây xuất hiện mũi giáo (le lưỡi mèo) đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt mở ra và chuyển thành lá thành thục.

Bà con sử dụng chế phẩm  Panther rầy hoặc Nomida 700 hợp với thuốc sâu phun liên tục 3 lần cách nhau 7-10 ngày tuỳ mật độ rầy nhiều hay ít.

Biện pháp canh tác:

Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy.

Chăm sóc cây trồng tốt, bón phân cân đối và hợp lý để cây ra đọt non đồng loạt, tránh ra lẻ tẻ tạo cơ hội cho rầy tấn công nhiều lần.

Cần bón đầy đủ dinh dưỡng giúp cây khỏe. Đồng thời tăng khả năng kích kháng cho cây để giúp cây chống lại sâu bệnh. Bà con có thể bón thêm phân bón cho phù hợp từng giai đoạn.

Gọi điện thoại
0868.8888.97
Chat Zalo